Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh ứng dụng trong xử lý nước thải 2022
Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn nuôi cấy bùn vi sinh đúng cách, các thông tin về bùn vi sinh cũng như là công dụng của nó trong xử lý nước thải.
Địa chỉ: Trần Thiện Chánh, P.12, Q.10, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.881.913 - 0925.842.152
Website: https://ruthamcauquan10.net/
Các hướng dẫn nuôi bùn vi sinh giúp gì được cho bạn? Bùn vi sinh hoạt tính hiện đang là phương pháp xử lý nước thải sinh học mang lại hiệu quả cao và phổ biến đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các công ty để áp dụng cho xí nghiệp của mình. Đây là phương pháp luôn thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao trong công việc, có khả năng phân giải chất hữu cơ, tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa trong nước.
Bạn có thể hiểu bùn vi sinh là một tổ hợp sinh vật vô cùng đa dạng gồm: các chủng sinh vật không xương, các vi khuẩn, nấm,... chúng thường có màu nâu đặc trưng theo từng loại. Các sinh vật đó kết hợp lại với nhau phá vỡ các liên kết trong các chất hữu cơ như: N, BOD, P đây là các độc hại có trong nước hoặc tham gia trực tiếp vào quá trình oxy hóa cacbon các chất đạm giúp quá trình xử lý nước thải trở nên dễ dàng hơn. Có ba loại bùn hoạt tính: Bùn kỵ khí, bùn hiếu khí và bùn thiếu khí.
Để giúp cho bạn hiểu hơn về cách để giúp bùn phát triển tốt hơn, hãy đọc hết bài viết này nhé. Nếu bạn muốn mua bùn vi sinh, hoạt tính hay liên hệ ngay đơn vị uy tín, giá rẻ nhất tại Tp.HCM
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh xử lý nước thải - Lợi ích
Huong dan nuoi bun vi sinh - lợi ích chính của nó là cung cấp những chất, những chủng sinh vật sống như: nấm, vi khuẩn, tinh trùng, các sinh vật không xương vào môi trường nước khi đã được kết thành các bông bùn lớn. đưa các sinh vật có lợi tham gia vào giá trình phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững để làm sạch môi trường nước.
Khi đưa nước thải vào trong bể xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học (sử dụng bùn vi sinh hoạt tính), khi đưa vào các chất thải đang ở trạng thái hòa tan, keo hoặc không hòa tan phân tán nhỏ sẽ được hấp thụ lên bề mặt các tế bào vi khuẩn có trong bùn. Sau đó chúng được chuyển hóa và phân hủy thành các chất có lợi hoặc vô hại do sự tác động của vi khuẩn. Quá trình phân hủy, chuyển hóa này gồm có 3 giai đoạn chính như sau
✔️Khuếch tán, chuyển dịch và hấp thụ những chất bẩn có trong nước lên bề mặt tế bào vi khuẩn.
✔️Oxy hóa ngoại bào, vận chuyển các chất bẩn trên bề mặt tế bào qua màng tế bào vi khuẩn.
✔️Chuyển đổi các chất hữu cơ đó dưới dạng năng lượng, tổng hợp sinh khối từ những chất hữu cơ, các nguyên tố dinh dưỡng khác bên trong vi khuẩn.
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh xử lý nước thải
Nuôi cấy bùn vi sinh - Những sự cố thường gặp
Trong quá trình nuôi cấy các sự cố khi nuôi cấy bùn vi sinh thường xuyên xảy ra là điều mà không ai muốn. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ cho bạn nhận biết được các sự cố thường gặp, các lỗi kỹ thuật phát sinh và có thể xảy ra nhiều lần trong quá trình nuôi cách cùng với cách khắc phục chúng.
✔️ Sự cố nổi bọt lên bề mặt bể: Đây là hiện tượng hay gặp nhất
Nguyên nhân chính xảy ra do bùn vi sinh bị sốc tải vì lượng bùn có trong bể quá ít dẫn đến không đủ nồng độ để phân hủy hết các chất hữu cơ có trong bùn
Cách khắc phục: kiểm tra kĩ tính chất của loại nước thải trước khi đưa vào và bổ sung thêm lượng bùn còn thiếu để đúng với nồng độ của chất thải
✔️ Sự cố nổi bùn trong bể lắng: Bùn nổi thành từng mảng hoặc từng mảng màu nâu và màu đen.
Nguyên nhân chính để xảy ra hiện tượng này là do quá trình thông khí quá mức hoặc xảy ra quá trình nitrat hóa.
Cách khắc phục:
- Do khử nitrat hóa: Tăng tốc độ tuần hoàn của bùn vi sinh, điều chỉnh và chắc chắn rằng bùn trong bể xử lý luôn mới để hạn chế quá trình nitrat hóa.
- Do thông khí quá mức: giảm thông khí trong bể.
Cách nuôi vi sinh kỵ khí - Những lưu ý
Có một vài thứ cần bạn lưu ý trong cách nuôi vi sinh kỵ khí bạn phải thường xuyên phải kiểm soát những thông số này điều này thì mới có thể hạn chế xảy ra những rủi ro thường xảy ra trong khi nuôi:
Điều đầu tiên là điều quan trọng nhất đó là bạn cần phải độ PH trong bể luôn luôn duy trì ở mức từ 6.5-8.8.
Trong khi hoạt động bạn phải đảm bảo trong bể luôn luôn có đủ oxi cho bùn phát triển và tiêu hủy các chất thải. Nên cần lưu ý thông số “DO” cần được kiểm soát tốt và phải luôn duy trì ở mức khoảng 2 đến 4mg/ lít.
Nhiệt độ không ổn định là nguyên nhân chính dẫn đến việc bùn hoạt tính khó để hoạt động. Khi nhiệt độ lên đến mức 400 độ C thì các vi khuẩn và vi sinh vật có trong bùn sẽ chết. Nên cần lưu ý phải duy trì nhiệt động trong bể ở mức từ 20-300 độ C sẽ là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn và vi sinh vật có trong bùn phát triển.
Các chất dinh dưỡng khi đưa vào bể cũng phải đảm bảo tỉ lệ. Ngoài các chất dinh dưỡng ra, các nguyên tố khác như: S, K, C, Na, Clo, Fe, Zn,.... cũng như những nguyên tố rất cần thiết cho hệ vi sinh vật phát triển. Chất dinh dưỡng thêm vào cần đảm bảo đúng tỉ lệ: BOD:N:P là 100:5:1.
Phải lưu ý duy trì sự tuần hoàn của bùn trong suốt quá trình nuôi dưỡng.
Cách nuôi cấy bùn vi sinh
Khởi động hệ thống nuôi vi sinh hiếu khí
Cách khởi động hệ thống nuôi vi sinh hiếu khí cần có nhiều kinh nghiệm và chuyên môn cao để điều chỉnh các thông số các thiết bị như: bơm chìm, máy khuấy, máy thổi khí, bơm định lượng và bồn chứa chất dinh dưỡng,... phù hợp với bể.
✔️ Bước 1: Bơm cấp nước thải vào hệ thống xử lý
Bật bơm cấp nước thải vào hệ thống cho đến khi lượng nước thải chảy qua hệ thống bằng với lượng vi sinh vật hiếu khí. Tùy thuộc vào nồng độ chất thải trong bể mà lượng nước cấp để nuôi cấy bùn sẽ khác nhau.
Đối với nước thải sinh hoạt, nồng độ ô nhiễm trong nước thải không quá cao nên lượng nước thải cấp vào đầy bể.
Đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm cao hơn như nước thải sản xuất hay nước thải chế biến công nghiệp sau khi bơm đủ từ ⅓ đến ⅔ bể, sẽ tiếp tục tiến hành cấp sạch giúp pha loãng nồng độ cho đến khi đầy bể xử lý
✔️ Bước 2: Cung cấp khí cho hệ thống
Bật máy sục khí để cấp khí vào cho hệ thống xử lý, sau đó điều chỉnh hệ thống phân phối sao cho luồng khí phải trải đều khắp bể và kiểm tra lại nồng độ oxy hòa tan trong bể đảm bảo độ DO = 2-4 mg/l.
Cách nuôi vi sinh hiếu khí
Hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh - Quy trình đúng kỹ thuật
Đây là phần quan trọng nhất trong bài viết đó là quy trình nuôi cấy bùn vi sinh làm như thế nào thì đảm bảo bùn hoạt tính luôn phát triển tốt phát huy được công dụng trong việc xử lý chất thải.
✔️ Bước 1: Bổ sung nồng độ bùn vi sinh trong bể từ 5-10% lượng bùn trong hệ thống xử lý. Trong toàn bộ thời gian nuôi cấy bùn sử dụng trong xử lý chất thải cần đảm bảo kiểm soát được về nồng độ lượng nước thải đầu vào. Cân đối, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển.
- Ngày thứ 1: Cho vi sinh vào bể cùng với men vi sinh. Bật máy thổi khí liên tục. Sau 4 giờ tiến hành kiểm tra các thông số của lượng nước thải đầu vào. Bao gồm độ pH, DO, Nhiệt độ, SV30, ghi chép và lưu số liệu ban đầu.
- Ngày thứ 2: Bạn tắt máy sục khí và để lắng sau 2 giờ và cho nước trong ra khỏi bể, cho lượng nước thải vào lại bể nhưng lưu lượng 20% so tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1 giờ, đổ men vi sinh hiếu khí vào bể. Tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào như ngày đầu. Ghi chép lại thông số để sử dụng khi đánh giá khả năng phát triển của bùn vi sinh.
- Ngày thì 3: Tắt máy sục khí để lắng sau 2 giờ và tiến hành cho nước trong ra khỏi bể, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1 giờ, sục khí và đổ men vi sinh hiếu khí vào bể. Kiểm tra các thông số như pH, DO, SV30, mùi của bùn. Tiến hành ghi chép lại số liệu.
- Ngày 4: Tiếp tục tiến hành cách nuôi bùn vi sinh như ngày thứ 3
- Ngày 5: Tiếp tục tắt sục khí để lắng trong 2 giờ, tiến hành cho nước trong ra khỏi bể. Nạp nước mới, sự khí và kiểm tra thông số như ngày thứ 2. Sau 5 ngày theo dõi nếu thấy nồng độ SV30 tăng lên, tiến hành đánh giá về đặc tính của bùn vi sinh, nâng tải trọng lưu lượng nước thải lên 30% tổng lưu lượng nước thải trên 1 giờ.
- Ngày thứ 6: Kiểm tra các thông số: điều kiện nhiệt độ, pH, DO ổn định. Múc mẫu nước thải kiểm tra khả năng tạo bông và lắng của bùn. Nếu vẫn đang trên đà phát triển nồng độ SV30 đạt khoảng 15% đến 20% . Cấp nước thải vào liên tục với lưu lượng khoảng 10% tổng lưu lượng nước thải trong 1 giờ. Bật hệ thống cung khí ở chế độ tự động (Auto).
- Ngày thứ N: Cứ tiếp tục theo dõi và kiểm tra các thông số như những ngày trước. Nếu nồng độ bùn tăng thì tiền hành tăng công suất xử lý nước thải cho đến full tải trọng.
Lưu ý: Trong suốt khoảng thời gian nuôi cấy bạn cần chú ý đến các thông số như: SV30, SVI, F/M và tuổi bùn.
✔️ Bước 2: Nếu hệ thống đã ổn định theo dõi kiểm tra lượng nước ra mỗi ngày, nếu chất lượng đầu ra không đạt phải xem xét lại chế độ hoạt động, kiểm tra thông số đầu vào và ra, đánh giá bùn, theo dõi nước đầu vào, tăng thời gian lưu cho bể để đảm bảo lượng nước ra luôn luôn đúng tiêu chuẩn đầu ra.
Quy trình nuôi cấy bùn vi sinh đúng cách
Hy vọng bài viết hướng dẫn nuôi bùn vi sinh này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các thông tin về bùn vi sinh cũng như các bước để nuôi cấy bùn hoạt tính tốt hơn giúp phát huy tất cả các công dụng của bùn.
Tags: Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh đúng kỹ thuật, Nuôi bùn vi sinh đúng cách, Bùn vi sinh là gì, Cách nuôi bùn vi sinh, Cách nuôi cấy vi sinh kỵ khí, Cách nuôi cấy bùn vi sinh trong xử lý nước thải, Hướng dẫn nuôi vi sinh đúng cách, Nuôi vi sinh đạt hiệu quả cao